Chắc có nhiều người đã nghe tới căn bệnh ung thư xương. Được xếp trong danh sách các bệnh ung thư tuy nhiên tỷ lệ người mắc ung thư xương chỉ khoảng 0,5% so với tỉ lệ mắc các căn bệnh ung thư còn lại. Cho dù tỉ lệ người bị ung thư xương không nhiều nhưng sẽ không may cho những ai bị căn bệnh này ghé thăm. Dù là bệnh ung thư nào thì cũng khá là nguy hiểm. Một trong những câu hỏi rất hay gặp đó chính là ung thư xương có chữa được không? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi đó của bạn đọc cùng với đó sẽ cùng mọi người đi tìm hiểu kĩ càng hơn về bệnh ung thư xương từ đó mọi người sẽ biết cách để bảo vệ bản thân mình.
Tìm hiểu về bệnh ung thư xương
Ung thư xương hay còn có tên gọi là ung thư liên kết có nguồn gốc từ tế bào xương, tạo sụn và tế bào mô liên kết của xương.
Vị trí mà ung thư xương xuất hiện sẽ là đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu).
Hiện nay, y học đã tìm ra ba loại ung thư xương được cho là xuất hiện phổ biến trên người:
- Loại I là u xương ác tính thường xảy ra ở các tế bào xương, đối tượng mắc phải là người trẻ tuổi và các em nhỏ.
- Loại II là chondrosarcoma, nơi bắt đầu của loại ung thư này chính là ở các tế bào sụn ở phần đầu xương, phần lớn người lớn tuổi sẽ bị mắc loại ung thư xương này.
- Loại III – đây cũng là loại ung thư xương mà người trẻ tuổi và trẻ em hay mắc phải có tên Ewing’s sarcoma. Theo giả thuyết, thì bệnh này xuất phát từ các mô thần kinh trong xương.
Biểu hiện của người bị ung thư xương rất là dễ thấy:
Trước tiên bạn sẽ thấy đau xương, những nơi có khối u xuất hiện và phát triển thì sẽ có tình trạng sưng đau, sau đó người bệnh sẽ cảm thấy xương mình tự dưng yếu đi nhiều, có những người bị gãy xương mặc dù chỉ va chạm nhỏ. Người bị ung thư thường có biểu hiện mệt mỏi, sút cân mà không rõ nguyên do, cho dù nghỉ ngơi đầy đủ nhưng vẫn không hết mệt.
Người mắc ung thư xương thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi
Sẽ có ba nguyên nhân chính gây nên tình trạng ung thư xương:
- Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến chính là bạn bị di truyền từ những người bị mắc ung thư xương trong gia đình.
Ung thư xương có thể di truyền
- Nguyên nhân thứ hai chính là mắc bệnh Paget xương – đây là tình trạng tiền ung thư hay xuất hiện ở người lớn tuổi.
- Nguyên nhân thứ ba là những người thực hiện trị xạ bệnh ung thư trong thời gian dài cũng dẫn đến tình trạng ung thư xương.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu, ung thư xương có 4 giai đoạn:
Giai đoạn I và giai đoạn II là khoảng thời gian mà tế bào ung thư chỉ nằm một chỗ, tức là chỉ gây đau ở một vị trí xương nhất định chứ không lây lan ra các nơi khác. Nếu người bệnh phát hiện kịp thời thì có thể chữa trị triệt để ung thư xương ở những giai đoạn đầu tiên này.
Ung thư xương khi tiến triển tới giai đoạn III và giai đoạn IV lúc này tế bào ung thư đã lây lan sang các vị trí khác của xương. Nếu để lâu thì các tế bào ung thư sẽ di căn và lúc này sẽ vô phương cứu chữa.
Ung thư xương không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, làm việc và sự vận động hàng ngày vì xương của người bệnh sẽ yếu hơn rất nhiều so với người bình thường.
Ung thư xương có chữa được không?
Chúng ta không thể trả lời chính xác được câu hỏi này bởi sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu bệnh ung thư xương được phát hiện sớm tức là ở giai đoạn I và giai đoạn II, người bệnh tuân theo pháp đồ điều trị của bác sĩ thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ rất cao, thường lên tới trên 80%.
Ở những giai đoạn đầu khả năng trị khỏi ung thư xương là rất cao
Chắc chắn sẽ có người thắc mắc rằng y học sử dụng những phương pháp nào để loại bỏ ung thư xương. Có hai phương pháp kết hợp với nhau để giúp người bệnh đó chính là phẫu thuật và trị xạ.
Trước tiên, người bệnh sẽ được thực hiện những ca phẫu thuật trên bàn mổ để loại bỏ khối u và một phần xương lành cùng những mô lành xung quanh khối u. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể sử dụng miếng kim loại đặc biệt để thay thế phần xương bị mất. Với những khối u lớn hơn, người bệnh thường được phẫu thuật đoạn chi – cắt bỏ hoàn toàn chi mang khối u để ngăn ngừa nguy cơ tái phát hoặc di căn.
Phương pháp phẫu thuật thường được kết hợp với phương pháp hóa trị để làm giảm kích thước khối u trước khi phẫu thuật giúp cho việc phẫu thuật được dễ dàng hơn. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật người ta cũng thường xạ trị để tiêu diệt nốt những tàn dư còn lại của tế bào ung thư và ngăn chặn sự tái phát của bệnh. Thông thường, xạ trị và phẫu thuật sẽ được sử dụng song song đối với các bệnh nhân mà ung thư xương ở giai đoạn nặng, góp phần vào sự hồi phục nhanh chóng của bệnh và đảm bảo bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường như mọi người.
Ung thư xương sống được bao lâu?
Ngoài câu hỏi “ung thư xương có chữa được không?” thì cũng có nhiều người thắc mắc rằng người bị ung thư xương sẽ sống được bao lâu.
Việc sống lâu hay không cũng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, vào việc người bệnh được điều trị có đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ không?
Theo chia sẻ của các bác sĩ bệnh viện nổi tiếng của Hoa Kỳ, ở những giai đoạn đầu khi mà các tế bào ung thư còn cố định ở một vị trí chưa phát triển và lây lan thì người bệnh có thể được cứu sống đến 80% tức là tỉ lệ sống được trên 5 năm cao.
Khi bệnh đã bước sang giai đoạn II, tình trạng bệnh diễn biến xấu đi đồng nghĩa với việc bệnh nhân ung thư xương đánh mất 10% sống sót trên 5 năm tức là tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ còn 70%.
Cứ như vậy, khi bệnh đã ở giai đoạn III, tế bào ung thư bắt đầu có sự lây lan sang các nơi khác thì tỉ lệ sống của người bệnh trên 5 năm lúc này chỉ còn 60%.
Ung thư xương giai đoạn cuối người bệnh chứng kiến sự di căn các tế bào ung thư trên cơ thể, tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh bị rút ngắn hơn, lúc này tỷ lệ chỉ nằm trong khoảng 20 cho tới 50%.
Do bệnh ung thư xương có thể xảy ra ở lứa tuổi trẻ nhỏ, học sinh nên các bậc cha mẹ cần phải chú ý đến sức khỏe của các con, khi thấy các biểu hiện bất thường phải lập tức đưa đi khám. Nếu mắc bệnh ung thư xương phải tiến hành điều trị ngay từ khi các tế bào còn đang manh mún, điều trị càng sớm thì khả năng khỏi hẳn của người bệnh càng cao, giúp mọi người lấy lại sự khỏe mạnh, hòa nhập được với công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Như vậy bài viết đã trả lời cho các bạn câu hỏi ung thư xương có chữa được không và rất nhiều những thông tin hữu ích khác. Hy vọng đây sẽ là một chút kiến thức y học bổ ích để bạn hiểu về bệnh ung thư xương từ đó biết cách bảo vệ bản thân, chú ý đến sức khỏe, nắm được tình trạng bệnh để điều trị triệt để ngay từ sớm tránh trường hợp để lâu khiến ung thư chuyển qua giai đoạn khó chữa hơn và di căn rất là nguy hiểm.
Ung thư xương có tỷ lệ sống cao hơn và tỷ lệ nguy hiểm thấp hơn những loại bệnh ung thư khác nhưng không vì vậy mà chúng ta chủ quan. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt, luôn có nghị lực để vượt qua bệnh tật.
Trả lời