Ung thư túi mật là loại ung thư hiếm gặp nhưng lại rất khó điều trị do ung thư lan rộng. Bệnh không chỉ khiến bộ phận có khối u bị ảnh hưởng mà thậm chí còn tác động đến những cơ quan khác có liên quan. Vậy ta nên hiểu về căn bệnh này như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh ung thư túi mật là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh?
Ung thư túi mật là khi trong các mô của túi mật hình thành những tế bào ác tính, đây là một dạng bệnh khá hiếm về túi mật. Phần lớn ung thư túi mật thường khó điều trị, do bệnh không được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu và khi phát hiện ra thì đã muộn.
Bệnh được hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, những nguyên nhân chủ yếu có thể gây bệnh thường đến từ:
-
Biến chứng bệnh sỏi túi mật: Đây được coi là nguyên nhân của rất nhiều bệnh lý về túi mật cũng những cơ quan khác trong hệ tiêu hóa. Theo một số khảo sát về những người mắc bệnh ung thư túi mật tại Mỹ, thì có tới hơn 75% những ca khối u ác tính túi mật có tiền sử bệnh sỏi mật.
-
Tình trạng Polyp túi mật nếu phát triển ở dạng lớn (hơn 1cm) cũng sẽ có nguy cơ chuyển sang dạng ung thư.
-
Bệnh có thể bị di truyền qua nhiều thế hệ: Những bệnh nhân bị khối u ác tính túi mật có khả năng cao sẽ phát hiện bệnh ở những người thân thế hệ sau.
-
Độ tuổi, giới tính cũng có thể sẽ là yếu tố tăng khả năng mắc bệnh: Theo rất nhiều khảo sát đã cho thấy hầu hết người bị mắc ung thư túi mật xuất hiện ở phụ nữ, tuổi đã nhiều (trên 60).
-
Thuốc lá không chỉ gây hại cho hệ hô hấp mà túi mật cũng sẽ bị ảnh hưởng, cụ thể là nguy cơ mắc bệnh ung thư túi mật.
Triệu chứng ban đầu ung thư túi mật
Mặc dù những triệu chứng ban đầu của ung thư túi mật khá mơ hồ nhưng không phải là không thể xác định được bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà người bệnh có thể dự đoán bệnh:
-
Đau bụng chắc hẳn sẽ là triệu chứng bệnh đáng chú ý nhất. Người bệnh đau bụng do ung thư túi mật sẽ có hiện tượng đau nhói, đau quặn hoặc đau dữ dội tại vùng hạ sườn phải và sẽ lan rộng sang các vùng lân cận như vai, lưng hay thắt eo,…
-
Có thể sẽ xuất hiện những cơn sốt vừa đến sốt cao.
-
Bụng cảm giác bị bí bách, chướng bụng.
-
Chán ăn khiến cân nặng của người bệnh bị giảm sút đáng kể (có nhiều trường hợp người bệnh bị sụt hẳn 10 kg sau chưa đầy 1 tháng).
-
Bị vàng da, mạc mắt vàng.
-
Người bệnh thường xuyên buồn nôn, đôi lúc nôn ra cả chất dịch có màu vàng, vị đắng.
-
Một số trường hợp vùng da bụng bị đau còn nổi cộm lên bề mặt, cảm nhận như túi mật bị trồi lên.
Không chỉ xuất hiện các triệu chứng bệnh về tổn thương ở túi mật mà người bệnh còn có thể phải hứng chịu cả những biến chứng do bệnh gây ra tại các vùng bộ phận khác như gan, xương, phổi hay thậm chí là não bộ. Những triệu chứng bệnh có thể xuất hiện một cách thầm lặng từ từ nhưng đôi lúc cũng phát ra một cách dữ dội như: gây khó thở, ho ra máu, đau xương thậm chí gãy xương, rối loạn thần kinh, động kinh,…
Các giai đoạn phát triển của bệnh
Dựa vào tính chất của khối u và sự tác động đến các vùng cơ quan khác mà các chuyên gia có thể chia bệnh ung thư túi mật ra làm 5 giai đoạn chính:
-
Giai đoạn 1: Những khối u chỉ tập trung ở túi mật chứ không ảnh hưởng đến các vùng cơ quan khác.
-
Giai đoạn 2: Khối u bắt đầu có dấu hiệu xâm lấn tới các lớp mô liên kết xung quanh nhưng chưa gây di căn.
-
Giai đoạn 3: Các khối u đã có hiện tượng phát triển lấn ra bên ngoài túi mật, gây ra những ảnh hưởng gián tiếp tới các cơ quan khác nhưng chưa ây ra di căn hạch hay di căn xa.
-
Giai đoạn 4: Bắt đầu phát triển các khối di căn hạch tại một số vùng lân cận nhưng chưa ảnh hưởng trực tiếp tới động – tĩnh mạch. Không xuất hiện di căn xa.
-
Giai đoạn 5: Các nhóm động mạch và tĩnh mạch gần khu vực túi mật đã bị xâm lấn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan khác và cả hệ thần kinh.
Phương pháp chẩn đoán
Bệnh nhân có thể thực hiện những biện pháp sau đây:
-
Chụp CT ổ bụng;
-
Tiến hành sinh thiết khối u dưới hướng dẫn của CT hoặc siêu âm;
-
Siêu âm nội soi: phương pháp này giúp chẩn đoán tình trạng lan rộng của ung thư, phát hiện các hạch đã di căn tới đâu: tế bào gan hay đường dẫn mật chính?
-
Xét nghiệm máu: theo dõi chức năng gan, thận,…
Điều trị khối u túi mật như thế nào?
-
Giai đoạn đầu của bệnh: có thể tiến hành phẫu thuật nhằm cắt bỏ túi mật. Nếu ung thư đã lan rộng thì cần phải cắt bỏ cả một phần của gan;
-
Giai đoạn muộn: hoá trị, bức xạ trị liệu, thủ tục làm giảm tắc đường mật.
Ngoài ra theo các chuyên gia, bác sĩ bệnh viện K khuyến cáo bạn có thể sử thuốc fucoidan điều trị ung thư túi mật . Tuy nhiên trên thị trường hiện này có rất nhiều loại Fucoidan với mức giá khác nhau để người dùng lựa chọn. trong đó, nổi bật phải kể đến Super Fucoidan dạng nước là sự kết hợp giữa Fucoidan nguyên chất và sợi nấm Linh Chi cao cấp giúp:
- Hỗ trợ điều trị ung thư hữu hiệu và tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
- Hỗ trợ kích thích và thúc đẩy quá trình tự chết (apoptosis) của các tế bào ung thư.
- Hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch cho toàn bộ cơ thể, chống hình thành u bướu, chống oxy hóa, ngăn cản và ức chế sự tạo lập các mạch máu mới, từ đó cắt đi nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào ung thư.
- Hỗ trợ làm giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Hỗ trợ làm giảm sự hình thành huyết khối
- Hỗ trợ ngăn chặn tổn thương trên gan, cải thiện khả năng chuyển hóa, hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
4 Lý do bạn nên lựa chọn Super Fucoidan
- Dạng nước có tác dụng nhanh.
- Hàng nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản.
- Giảm đau đớn.
- Tăng khả năng chữa khỏi bệnh.
*Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người
Để lại một bình luận