Hầu hết tất cả các căn bệnh ung thư đều rất nguy hiểm và nếu không được phát hiện sớm thì rất khó để điều trị triệt để. Nằm trong danh sách các căn bệnh ung thư thì ung thư vòm họng là một loại ung thư có tỉ lệ người mắc rất lớn. Ung thư vòm họng cản trở lớn đến cuộc sống sinh hoạt, ăn uống của người bệnh. Một trong những câu hỏi mà rất nhiều những bệnh nhân và những người được chuẩn đoán là mắc ung thư vòm họng đặt ra đó là: bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu? Ung thư vòm họng chữa được không? Ung thư vòm họng nguy hiểm như thế nào? Phương pháp điều trị ung thư vòm họng? Bên cạnh đó là rất nhiều những câu hỏi liên quan khác. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề khúc mắc liên quan đến bệnh ung thư vòm họng. Đừng bỏ lỡ bất kì mục nào vì đây sẽ là những thông tin khá cần thiết cho tình trạng sức khỏe của chính bản thân bạn. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ để mọi người cùng nắm được nhé!
Các nguyên nhân phổ biến gây nên ung thư vòm họng
Theo các chuyên gia y tế, ung thư vòm họng là một trong những bệnh dễ mắc bởi những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này đều xuất phát từ thói quen sinh hoạt của chúng ta, từ những cái mà đôi khi gọi là vụn vặt nhưng lại tích tụ thành những tác nhân khiến cho bệnh ung thư vòm họng hình thành.
- Môi trường ô nhiễm
Hiện nay chúng ta đang phải sống trong một bầu không khí chẳng mấy sạch sẽ, xung quanh đều là khói bụi, hóa chất thải ra từ các xưởng sản xuất các khu công nghiệp trong khi môi trường xanh thì càng ít đi. Việc hệ hô hấp hít những khi độc từ bên ngoài, khói bụi sau đó xuống đến cổ họng, các vi khuẩn sẽ có điều kiện để hình thành tế bào ung thư và bộc phát ung thư vùng cổ họng.
- Thức ăn lên men
Theo nghiên cứu, tỷ lệ người ăn những nhiều các loại thức ăn lên men như dưa chua, cà muối, các loại củ khác sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư vòm họng cao hơn những người bình thường.
- Vi rút Epstein-barr
Khi sinh thiết khối u vòm họng người ta đã tìm thấy gen của vi rút epstein- Barr. Do đó, đây cũng được nghi ngờ là một yếu tố gây nên căn bệnh ung thư vòm họng cho bạn.
- Yếu tố di truyền
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học trong lĩnh vực di truyền học đã chỉ ra sự liên hệ giữa bệnh ung thư vòm họng và một số gen ức chế khôi u.
Trong khi quá trình nghiên cứu, tìm kiếm họ đã không tìm thấy gen ức chế u ở những người mắc ung thư vòm họng như những người bình thường khác.
- Tuổi tác và giới tính
Ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi thường gặp nhất của căn bệnh này chiếm đến 70% là từ 30-55 tuổi.
Ngoài ra giới tính khác nhau cũng có tỷ lệ mắc phải khác nhau, cụ thể tỉ lệ nam/nữ là 2,5/1. Sở dĩ nam nhiều hơn nữ là do nam giới thường tiếp xúc với nhiều khí độc từ môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, hút thuốc lá, uống rượu bia,…nhiều hơn nữ giới.
- Uống rượu
Khó mà bỏ qua yếu tố cực kỳ quan trọng này, lý do là rượu bia chính là yếu tố chiếm 1/3 trong tổng số các yếu tố khiến bạn mắc phải căn bệnh ung thư vòm họng.
- Quan hệ tình dục bằng miệng
Một thói quen của các cặp đôi khi ân ái chính là quan hệ tình dục bằng miệng nhưng ít ai biết rằng miệng là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất.
Yêu bằng miệng là cách để chúng ta có thêm những khoái cảm, sung sướng tuy nhiên hệ lụy của hành động này không hề nhỏ. Bạn có thể mắc phải các căn bệnh như: sùi mào gà, bệnh lậu, giang mai, nhiễm vi rút HPV. Đây sẽ là những tế bào có hại không chỉ cho bộ phận sinh dục mà sẽ là điều kiện lý tưởng để các tế bào ung thư phát triển ở vùng họng.
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị ung thư vòm họng
Ngoài câu hỏi bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu thì những thắc mắc về biểu hiện của ung thư vòm họng cũng được rất nhiều người mong muốn được giải đáp. Ung thư vòm họng sẽ có một vài biểu hiện sau:
– Người bị ung thư vòm họng trước tiên sẽ có cảm giác khó nuốt, khi bạn ăn hay uống thứ gì đó sẽ rất khó trôi xuống ruột bởi ở cổ họng của bạn mọc lên một khối u. Khối u càng phát triển to lên thì càng cản trở thức ăn thức uống đi qua làm cho việc hấp thụ các chất khó khăn hơn. Đây cũng là lí do vì sao người bị ung thư vòm họng thường gầy yếu đi nhanh chóng.
– Dấu hiệu thứ hai chính là vùng thanh quản vòm hầu bị thô ráp . Khi bạn cảm thấy khó chịu ở vùng vòm hầu thanh quản thì không loại trừ khả năng bạn bị ung thư vòm họng.
– Một biểu hiện cực kì dễ thấy cho nguy cơ bị ung thư vòm họng chính là những cơn ho kéo dài, ho mãi không dứt, càng ngày thì ho càng dai dẳng và nặng hơn. Hậu quả chính là bạn mệt mỏi vì những tràng ho ngày đêm, cổ họng khản đi không nói nổi. Nếu thấy tình trạng ho nặng và lâu như vậy phải đi khám ngay để xem mình có bị ung thư vòm họng hay không.
– Theo các bác sĩ khi bạn bị chảy máu cam thì cũng rất có thể bạn bị ung thư vòm họng, vì thế cần đi khám để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình hơn.
– Khi bị ung thư vòm họng người bệnh cũng rất có thể bị nổi hạch ở vùng cổ. Đây là sự phát triển mạnh của tế bào ung thư tuy nhiên những phần hạch này không gây đau đớn cho người bệnh.
Bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu?
Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều người mong được trả lời nhất, để nói về tiên lượng của người mắc ung thư vòm họng thì phải xem giai đoạn bệnh là ở giai đoạn nào bởi ở mỗi giai đoạn nặng nhẹ khác nhau thì sẽ quyết định xem người bệnh sống được bao lâu nữa.
Bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu?
– Giai đoạn 1: Những tế bào bất thường sẽ bắt đầu xuất hiện ở dây thanh âm và sau đó lan dần đến hộp thoại. Trong giai đoạn 1, khối u vòm họng chỉ rất nhỏ, kích thước đo được không quá 2,5 cm.
Đây là giai đoạn ban đầu nên khối u chưa lây lan đến các hạch bạch huyết, cơ hội chữa khỏi là rất lớn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt các biện pháp tăng cường khả năng miễn dịch cũng giúp tỉ lệ sống cao hơn cho bệnh nhân.
Tỉ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân giai đoạn 1 là: 72%
– Giai đoạn 2: Dù kích thước khối u đã tăng nhưng đây vẫn được coi là giai đoạn đầu của ung thư vòm họng.
Tỷ lệ chiến thắng ung thư ở giai đoạn này còn rất cao trong trường hợp tế bào ung thư chưa xâm lấn sáng cá hạch bạch huyết, và vẫn đang phát triển trong phạm vi họng, thanh quản.
Tỉ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân giai đoạn 2 là: 64%
– Giai đoạn 3: Khối u đã di căn sang các hạch bạch huyết.
Nếu khối u có kích thước nhỏ các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng biện pháp phẫu thuật. Một số bác sĩ vẫn cho rằng giai đoạn 3 là giai đoạn sớm và có thể điều trị được bằng cách kết hợp hóa trị và xạ trị.
Tỉ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân giai đoạn 3 là: 62%
– Giai đoạn 4: Là giai đoạn muộn của ung thư vòm họng.
Khối u ung thư đã lan đến môi và miệng và làm phá hủy các hạch bạch huyết và có thể lây lan đến các hạch bạch huyết nằm ở phía bên kia. Mỗi hạch bạch huyết có thể có khối u lớn tới 6 cm. Biểu hiện của giai đoạn cuối là xâm lấn các tế bào khỏe mạnh và di căn đến các nơi trên cơ thể.
Tỉ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân giai đoạn 4 là: 38%
Để lại một bình luận