Ung thư vòm họng là một bệnh cực kì nguy hiểm, tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng ngày càng tăng cao do hệ hô hấp tiếp xúc với một lượng không nhỏ khói bụi từ môi trường và chất độc hại thải ra từ các nhà máy xí nghiệp. Bên cạnh đó ung thư vòm họng cũng xảy ra do di truyền, do vi rút HPV và do những lần quan hệ bằng miệng không an toàn. Có rất nhiều các thắc mắc xoay quay bệnh ung thư vòm họng, một trong những câu hỏi cần phải giải đáp đó chính là bệnh ung thư vòm họng có lây không? Và nếu lây thì ung thư vòm họng lây qua đường nào? Bài viết này sẽ giúp mọi người trả lời các câu hỏi đó và tìm hiểu sâu hơn nữa về ung thư vòm họng như: cách chữa ung thư vòm họng như thế nào? Ung thư vòm họng sống được bao nhiêu lâu? Các giai đoạn phát triển của ung thư vòm họng? Hãy cùng chúng tôi khám phá tất cả những điều trên qua những chia sẻ của các chuyên gia hàng đầu trong bài viết này nhé!
Bệnh ung thư vòm họng là bệnh như thế nào? Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng xảy ra do sự phát sinh của các tế bào ác tính ở vòm họng, ngay sau mũi. Như đã nói ở trên thì người bị ung thư vòm họng do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do cơ thể tiếp xúc với những chất độc hại thải ra môi trường.
Để chuẩn đoán người bị ung thư vòm họng hay không chúng ta dựa vào các biểu hiện:
Thứ nhất, bạn cảm thấy cổ họng bị nghẹn lại như có cái gì đó chặn trong cổ họng khiến cho bạn ăn uống rất khó khăn
Thứ hai, bề mặt thanh quản thô ráp.
Thứ ba, bạn bắt đầu hứng chịu những cơn ho dai dẳng, kéo dài, càng ngày bệnh càng nặng thì lại càng ho nhiều hơn khiến cho cơ thể mệt mỏi, khàn tiếng.
Dấu hiệu thứ 4 là các viên hạch nổi lên ở cổ, dù không có cảm giác đau đớn nhưng càng để lâu thì hạch lên càng nhiều.
Bệnh nhân ung thư vòm họng có thể bị thay đổi giọng nói. Ngoài ra còn xuất hiện dấu hiệu chảy máu cam ở một bên mũi, còn bên kia thì chảy nước mũi.
Ung thư vòm họng có 4 giai đoạn phát triển của bệnh, ở mỗi giai đoạn thì người bệnh có thời gian sống khác nhau. Theo các bác sĩ, bệnh ung thư vòm họng càng được phát hiện sớm và chữa trị sớm thì càng tốt.
Giai đoạn 1: Ung thư vòm họng khi mới bắt đầu thì khối u rất nhỏ. Vì là giai đoạn ban đầu nên khối u chưa lây lan đến các hạch bạch huyết. Nếu như được phát hiện và điều trị ngay lập tức, tỷ lệ sống rất cao.
Giai đoạn 2: Khối u ung thư đã tăng lên đến 5 – 6 cm và các tế bào đã bắt đầu lớn lên đáng kể. Lúc này, cơ hội chữa trị của người bệnh vẫn còn khá tốt nếu khối u chưa lây lan sang các hạch bạch huyết và vẫn còn trong thanh quản.
Giai đoạn 3: Bệnh đã phát triển và đã bắt đầu lây lan đến các khu vực khác và gây ra tổn thương không thể khắc phục được. Kích thước của khối u lúc này đã tăng lên.
Giai đoạn cuối: Khối u đã lan ra tận môi và miệng, phá hủy các hạch bạch huyết và thậm chí là lan đến các hạch bạch huyết ở phía bên kia, mỗi thể hạch bạch huyết thường có khối u lớn tầm 6 cm..
Theo thống kê, ở Việt Nam, có khoảng 90 – 97% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn 3 và 4- giai đoạn vô cùng nguy hiểm
Bệnh ung thư vòm họng có lây không?
Hấu hết những bệnh nhân ung thư vòm họng hay những người có chuẩn đoán bị ung thư vòm họng đều có chung thắc mắc này.
Thực chất ung thư vòm họng không phải là bệnh truyền nhiễm nên khả năng lây truyền từ người sang người là không thể. Tuy nhiên, bạn có thể mắc ung thư vòm họng nếu dùng chung đồ đạc với người bị ung thư vòm họng trong gia đình như là: dùng chung bàn chải đánh răng, hoặc cũng có thể là chúng ta ăn cùng một số loại thức ăn như: dưa muối, cá muối, đồ ăn lên men,…
Theo các bác sĩ của trường đại học Y Hà Nội, khả năng lây truyền ung thư vòm họng qua quan hệ tình dục bằng miệng là có cơ sở. Quan hệ tình dục bằng đường miệng không an toàn là cơ hội để vi rút HPV xâm nhập vào cơ thể. Đây cũng là một trong những loài vi rút có thể gây bệnh ung thư vòm họng ngoài vi rút EBV.
Bệnh ung thư vòm họng là một trong 4 bệnh ung thư nguy hiểm nhất, chính vì thế mà người bệnh phải biết lắng nghe cơ thể mình, khám sức khỏe định kì để phát hiện bệnh và điều trị sớm nhất, tránh diễn biến bệnh bước sang giai đoạn khó chữa.
Cách chữa ung thư vòm họng như thế nào?
Sau khi giải đáp xong vấn đề: bệnh ung thư vòm họng có lây không thì chúng ta sẽ đi sâu hơn để xem y học hiện đại ngày nay có những phương pháp nào để điều trị bệnh ung thư vòm họng.
Theo các bác sĩ của bệnh viện ung bướu trung ương, thực tế, hiện nay chưa có phương pháp đặc trị triệt để bệnh ung thư vòm họng. Các phương pháp hiện nay chỉ có tác dụng làm giảm mức tối đa sự phát triển các tế bào ung thư vòm họng. Nếu được phát hiện sớm, bệnh ung thư vòm họng có thể chữa trị đạt hiệu quả cao. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng phương pháp chữa trị bằng Đông y hay Tây y hoặc kết hợp cả hai phương pháp, tùy vào mức độ bệnh của người bệnh. Điều trị ung thư vòm họng có những phương pháp sau:
- Phương pháp phẫu thuật: Phương pháp này được tiến hành khi bệnh nhân mới ở giai đoạn đầu, ung thư chưa di căn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ xử lý bán vòm họng, toàn vòm họng và cắt bỏ hạch cổ để cắt bỏ tận gốc bệnh ung thư, nhằm giảm tối đa khả năng di căn, phục hồi sức khỏe.
- Phương pháp xạ trị: Được cho là phương pháp tốt nhất trong điều trị ung thư vòm họng, phương pháp này thường kết hợp trước hoặc sau khi phẫu thuật để có hiệu quả cao cho người bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào giai đoạn cụ thể để có phương án xạ trị cho từng bệnh nhân ung thư vòm họng.
- Phương pháp hóa trị: Hóa trị được sử dụng cho bệnh nhân giai đoạn cuối, nhằm mục đích hỗ trợ điều trị bệnh, giảm nhẹ triệu chứng và tình trạng bệnh.
- Điều trị bằng phương pháp Đông y: Nếu bệnh nhân không thích ứng và không chịu được những tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị gây ra, sẽ được điều trị bằng phương pháp Đông y. Điều trị bằng phương pháp Đông y sẽ bao gồm: xoa bóp, bấm huyệt, sử dụng thuốc Nam, châm cứu. Phương pháp này, bệnh nhân sẽ phải tốn nhiều thời gian mới cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài việc tuân thủ các pháp đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh nhân cũng phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thật tốt để chống trọi lại bệnh tật cũng như chịu đựng với các phương pháp điều trị gây tổn thương đến các cơ quan như: trị xạ và hóa trị.
Phần lớn các bệnh nhân ung thư đều có tâm lý bi quan, chán nản, thất vọng vì nghĩ thời gian sống của mình không còn nhiều. Chính vì tinh thần suy sụp nên tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn. Thay vì gục ngã trước bệnh tật thì chúng ta hãy có cho mình sự lạc quan, hy vọng, sống vui tươi không lo âu sợ sệt, có như vậy thì sức khỏe mới biến chuyển khả quan hơn, hiệu quả điều trị mới tốt lên được.
Bài viết đã giúp bạn lý giải được thắc mắc bệnh ung thư vòm họng có lây không và một số phương pháp điều trị ung thư vòm họng. Chúc bạn luôn vững tin, luôn ăn uống nghỉ ngơi thật tốt, tuân thủ lời bác sĩ để sớm thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác nhé!
Để lại một bình luận