Nhắc đến một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm có lẽ ai cũng phải “rùng mình” vì bệnh ung thư máu. Người bị ung thư máu có số lượng bạch cầu trong cơ thể tăng đột biến và trở thành các bạch cầu ác tính. Cơ thể của người bệnh chứng kiến sự phá hủy manh mẽ của tế bào hồng cầu dẫn đến thiếu máu và nguy cơ tử vong rất cao. Một trong những câu hỏi của các bệnh nhân đặt ra đó chính là bệnh ung thư máu có chữa được không, đấy cũng chính là nỗi lo của rất nhiều người. Liệu người bị ung thư máu có tuổi thọ cao không? Cách điều trị bệnh ung thư máu như thế nào? Hãy cùng đọc bài viết này để trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết liên quan đến căn bệnh ung thư nguy hiểm này nhé!
Tìm hiểu về căn bệnh ung thư máu
Ung thư máu còn có tên gọi là ung thư bạch cầu hay bệnh máu trắng, căn bệnh này xuất hiện ở tất cả các độ tuổi. Theo nghiên cứu, tỷ lệ nam giới mắc bệnh ung thư bạch cầu cao hơn nữ giới.
Ung thư máu sẽ được chia thành hai loại bệnh:
Thứ nhất là ung thư bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính: Bệnh ảnh hưởng trực tiếp lên các tế bào bạch huyết được tạo ra ở bên trong tủy xương. Độ tuổi dễ mắc nhất là trẻ em.
Dạng ung thư máu thứ hai là ung thư bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính: Tình trạng bệnh này nặng hơn so với ung thư cấp tính, người lớn sẽ là những người mắc bệnh này nhiều hơn là lứa tuổi trẻ em.
4 nguyên nhân gây ra tình trạng máu trắng:
– Người bị bệnh bạch cầu là do cơ thể tiếp xúc với nguồn phóng xạ. Đây cũng là lí do mà tỷ lệ người Nhật Bản mắc bệnh máu trắng sau chiến tranh thế giới thứ II tăng cao. Thêm nữa, những bệnh nhân bị mắc các bệnh ung thư khác phải thực hiện phương pháp xạ trị cũng rất dễ mắc ung thư máu.
– Những người làm việc trong các môi trường tiếp xúc với các chất hóa học độc hại cũng có thể là nạn nhân của bệnh máu trắng.
– Bạn có thể mắc bệnh ung thư máu do những đột biến, thay đổi gen, nhiễm vi khuẩn vi rút và mắc một số bệnh liên quan đến máu.
10 biểu hiện của người bị bệnh ung thư bạch cầu:
- Sốt, đau đầu, đau khớp do sự chèn ép trong tủy.
- Sốt, rét run, và triệu chứng giống như cảm cúm.
- Mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhợt do thiếu hồng cầu.
- Hay bị nhiễm trùng do bạch cầu không thực hiện được chức năng chống nhiễm khuẩn.
- Chảy máu chân/nướu răng do giảm khả năng làm đông máu.
- Dễ bầm tím và dễ chảy máu.
- Biếng ăn, sút cân.
- Ra mồ hôi về ban đêm ở bệnh nhân là nữ.
- Sưng nề bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng.
- Đau khớp và xương.
Bệnh ung thư máu có chữa được không?
Câu hỏi này khôn sẽ chữa trị thành công giúp người bệnh khỏe mạnh khi có sự phát hiện bệnh sớm ở những giai đoạn đầu tiên.g có một câu trả lời chắc chắn, tuy nhiên theo các chuyên gia hàng đầu thì bệnh bạch cầu.
Các bác sĩ khuyên chúng ta nên đi khám sức khỏe đều đặn 6 tháng 1 lần để hiểu về tình trạng bệnh và cơ thể của chính mình.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của y học, hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh ung thư máu hiệu quả, chúng ta có thể liệt kê như sau:
- Phương pháp hóa trị
Đây là một trong những biện pháp phổ biến nhất được các bệnh viện sử dụng cho các bệnh nhân ung thư. Người bệnh dùng biện pháp hóa trị bằng cách uống các dược phẩm, chích vào tủy xương hoặc các tĩnh mạch. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ phải uống thêm một vài loại thuốc.
Dù hóa trị là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhưng cũng gây ra không ít tác dụng phụ cho người điều trị như: rụng tóc, lở môi miệng, nôn mửa, tiêu chẩy, ăn mất ngon, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn sinh sản.
Chính vì thế mà khi điều trị chúng ta phải ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để cung cấp sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật và những tác dụng.
- Phương pháp trị xạ
Các bác sĩ sẽ dùng các máy trị xạ, bắn các tia phóng xạ vào những nơi mà tế bào bạch cầu tập trung nhiều như não bộ, lá lạch để tiêu diệt ung thư. Đây cũng là phương pháp được sử dụng rộng rãi và có tính hiệu quả rõ rệt tuy nhiên người bệnh do phải tiếp xúc với các tia phóng xạ nên rất là mệt mỏi, những nơi bị xạ chiếu vào sẽ đau. Đây là quá trình điều trị khá vất vả.
- Phương pháp kháng thể
Còn được gọi là phương pháp sinh trị liệu, kháng thể thực chất là những chất đạm đặc biệt được cơ thể chúng ta tự sản sinh ra khi có sự xâm nhập của các tế bào lạ. Các kháng thể sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư máu.
- Phương pháp ghép tủy
Một trong những cách điều trị ung thư máu được sử dụng khá nhiều đó chính là ghép tủy hay còn được gọi là ghép tế bào gốc. Bằng các kĩ thuật của y học, người bệnh sẽ được cấy ghép tế bào gốc có trong tủy của những người có sức khỏe bình thường.
Ghép tủy giúp chúng ta kéo dài thời gian sống của người bệnh và giúp cho việc trị bệnh ung thư máu được thuận lợi hơn khi kết hợp với những phương pháp khác tuy nhiên công việc ghép tủy không phải dễ dàng bởi bạn phải tìm được những người có tủy phù hợp chứ không ghép tùy tiện được.
Bên cạnh việc tuân theo liệu trình điều trị của các bác sĩ thì người bệnh cũng phải có chế độ ăn uống nghỉ ngơi thật hợp lý thì mới có sức để chống đỡ với bệnh tật. Ngoài ra, hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy có lối sống lành mạnh, không dùng chất kích thích, tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu khác thường phải đi khám ngay tránh để lâu để bệnh vào giai đoạn nặng sẽ khó mà cứu chữa được.
Bệnh ung thư máu sống được bao lâu?
Sau câu hỏi bệnh ung thư máu có chữa được không thì chắc chắn sẽ có nhiều người thắc mắc là thời gian sống của người bị ung thư máu. Thực chất, khi bị bệnh ung thư, sống lâu hay không phụ thuộc vào quá trình điều trị của chúng ta, bên cạnh đó là thời gian nghỉ ngơi hợp lý cùng với tâm lý lạc quan, vui tươi, bớt lo âu tự ti có như thế thì bệnh tình của bạn mới tiến triển tích cực được.
Đối với bệnh nhân bị ung thư bạch cầu dòng tủy mãn tính nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu có thể sống được khoảng 8 năm, nếu bệnh ở giai đoạn tiếp sau thời gian sống là 5 năm, ung thư giai đoạn cuối chỉ sống được khoảng 3 năm rưỡi.
Ung thư bạch cầu dòng tủy cấp tính bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn đầu sẽ sống ít nhất là 5 năm, người càng lớn tuổi thì số năm sống được càng giảm đi.
Ung thư bạch cầu lympho mạn tính tế bào tuổi thọ của bệnh nhân sẽ khoảng 10 đến 20 năm, tuy nhiên nếu không may mà tế bào T bị ảnh hưởng thì số năm thọ của bệnh nhân sẽ thấp hơn nhiều.
Cực kì nguy hiểm, nếu bạn mắc ung thư bạch cầu lympho cấp tính sẽ chỉnh sống được nhiều nhất là 4 tháng, tuy nhiên có khoảng 80% trẻ em ở độ tuổi từ 3 -7 có thể điều trị được căn bệnh ung thư này hoàn toàn.
Trên đây là một vài chia sẻ cũng như giải đáp cho câu hỏi bệnh ung thư máu có chữa được không, hy vọng các bạn đã có cho mình được những thông tin hữu ích, những kiến thức cần thiết về bệnh ung thư bạch cầu từ đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân trước căn bệnh nguy hiểm.
Để lại một bình luận