Nhắc đến ung thư thực quản là người ta nhắc đến một loại bệnh ung thư khá khó điều trị, có tiên lượng thấp và tỉ lệ người sống trên 5 năm không cao. Ung thư thực quản có thể mắc ở cả nam và nữ. Ung thư thực quản có chữa được không là một trong những câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra? Theo các bác sĩ, ung thư thực quản nói riêng và ung thư nói chung khi càng phát hiện sớm và điều trị ngay từ những giai đoạn đầu tiên thì tỷ lệ khỏi bệnh càng cao và ngược lại. Bài viết này không chỉ trả lời câu hỏi trên tiêu đề mà còn giúp bạn đọc hiểu thêm về nguyên nhân gây ung thư thực quản, các biểu hiện của bệnh, các phương pháp điều trị cũng như thời gian sống của người bị ung thư thực quản ở các giai đoạn. Hãy theo dõi bài viết này để có thêm nhiều kiến thức về bệnh ung thư thực quản nhé!
Những nguyên nhân dẫn đến ung thư thực quản
Chúng ta đang sống trong một bầu không khí đầy ô nhiễm, ô nhiễm khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các công trình xây dựng. Ô nhiễm từ các chất thải độc hại từ các nhà máy xí nghiệp. Khi cơ thể tiếp nhận những vi khuẩn từ ô nhiễm môi trường sẽ tạo điều kiện để ung thư thực quản hình thành và phát triển. Ô nhiễm mỗi trường, khói bụi cũng là tác nhân gây ra rất nhiều những loại ung thư khác.
Nguyên nhân thứ hai gây nên bệnh ung thư thực quản đó chính là việc chúng ta sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như thuốc lá rượu bia… Điều này lí giải lí do vì sao tỉ lệ nam giới mắc ung thư thực quản cao hơn nữ giới.
Những người có tiền sử mắc các bệnh ung thư khác có tỷ lệ mắc ung thư thực quản cao hơn người bình thường.
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt tại các nước Đông Nam Á. Bệnh có nguy cơ ngày càng gia tăng và nguy hiểm do tính chất là bệnh mãn tính, đòi hỏi phải điều trị trong một thời gian dài. Bệnh dễ dẫn đến viêm thực quản, kéo dài có thể khiến hẹp thực quản. Nguy hiểm hơn trào ngược dạ dày thực quản có thể biến chứng thành bệnh Barrett thực quản – một tổn thương tiền ung thư, dẫn đến ung thư thực quản.
Ung thư thực quản có những triệu chứng như thế nào?
- Nuốt nghẹn
Ở giai đoạn manh nha của ung thư thực quản người bệnh sẽ bắt gặp triệu chứng nuốt nghẹn nhẹ đối với các loại thức ăn đặc. Có lúc nghẹn ít có lúc nghẹn nhiều nhưng lúc nào nuốt thì cũng bị nghẹn vì tại thực quản đang có dấu hiệu viêm nhiễm và hình thành khối u.
Sau khoảng 2 tháng, triệu chứng nuốt nghẹn sẽ tăng lên dần và kéo dài, mới đầu chỉ thấy nuốt nghẹn với thức ăn đặc, về sau nghẹn cả với thức ăn lỏng như cháo, nước.
Hầu như các bệnh nhân có cảm giác nuốt nghẹn ban đầu thường chủ quan nhưng khi đã nuốt nghẹn với tất cả các loại thực ăn thức uống thì mới đi khám, lúc đó khoảng 60% bệnh nhân đã được xác định là ung thư thực quản giai đoạn muộn.
- Nôn
Nôn xuất hiện khi biểu hiện nuốt nghẹn đã rõ rệt. Người bệnh có thể bị nôn khi đang ăn hoặc ngay sau khi ăn. Chất nôn là thức ăn vừa mới ăn vào còn nguyên cả hạt cơm, hạt cháo không có lẫn dịch vị. Có thể có vài tia máu nhỏ trong chất nôn.
- Nước bọt tiết nhiều
Khi người bệnh bị nuốt nghẹn hầu như nước bọt đều không xuống được tới dạ dày vì thế nước bọt tập trung trong khoang miệng khiến bệnh nhân phải nổ nước bọt liên tục
- Các triệu chứng khác
Bệnh nhân bị ung thư thực quản do ăn uống đều bị nôn hết nên cơ thể hốc hác, không được cung cấp chất dinh dưỡng nên sức khỏe xuống cấp nhanh chóng, gầy đi và sút cân một cách tốc độ khoảng 10 đến 15 kg. Trên cổ và rốn bệnh nhân xuất hiện những cục hạch cứng, bụng báng, gan to, thêm nữa đồng tử co nhỏ, sụp mi mắt và giảm tiết mồ hôi. Bên cạnh đó là xuất hiện những cơn ho, khản tiếng, bị sặc; miệng có mùi hôi khó chịu; đau tức vùng ngực; đau sau vùng xương ức…
Ung thư thực quản có chữa được không?
Để trả lời cho câu hỏi ung thư thực quản có chữa được không, các bác sĩ của bệnh viện Ung bướu trung ương cho biết, ung thư thực quản có khả năng chữa khỏi khi bệnh diễn biến ở giai đoạn đầu, khi bệnh bước sang giai đoạn 3 và 4 sẽ cực kì khó chữa và thậm chí là không chữa được.
Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thực thực quản ở giai đoạn đầu thường là: phẫu thuật để cắt bỏ khối u kết hợp với xạ trị và hóa trị để tiêu diệt những tế bao ung thư còn sót lại.
Phẫu thuật cắt bỏ khối u là một trong những phương pháp có tỷ lệ thành công khá cao giúp chữa dứt điểm ung thư thực quản, tuy nhiên cũng phải lệ thuộc vào giai đoạn của bệnh nhân:
– Giai đoạn 1: Phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bệnh nhân tỷ lệ thành công là 72%.
– Giai đoạn 2: Phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bệnh nhân tỷ lệ thành công là 64%
– Giai đoạn 3: Phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bệnh nhân tỷ lệ thành công là 50%
– Giai đoạn 4: Phẫu thuật cắt bỏ khối u cho bệnh nhân tỷ lệ thành công là 38%
Nếu như bệnh nhân để cho ung thư di căn thì biện pháp phẫu thuật dường như không còn kết quả mà thậm chí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư thực quản qua từng giai đoạn
Ngoài thắc mắc về việc ung thư thực quản có chữa được không thì một câu hỏi mà các bệnh nhân rất cần được trả lời đó chính là tiên lượng sống trên 5 năm của người bị ung thư thực quản qua các giai đoạn bệnh.
+ Giai đoạn khu trú: tế bào ung thư chỉ phát triển trong thực quản. Ở giai đoạn này người bệnh có khả năng sống được trên 5 năm là 39% nếu được điều trị và chăm sóc hợp lý.
+ Giai đoạn tiến triển: ở giai đoạn này tế bào ung thư đã phát triển mạnh mẽ lan tới hạch bạch huyết và các mô vùng lân cận. Giai đoạn này người bệnh có tỉ lệ sống trên 5 năm là 21%
+ Giai đoạn cuối(giai đoạn di căn): lúc này các tế bào ung thư đã lạn rộng qua các cơ quan khác trên cơ thể mà không có việc điều trị nào có thế điều trị tận gốc được. Gia đoạn này tỉ lệ người bệnh sống được trên 5 năm là 4%.
Có thể thấy rằng tỉ lệ sống trên 5 năm của người bị ung thư thực quản thấp hơn rất nhiều so với một số loại ung thư khác mà người bệnh cần phải chú ý đến sức khỏe của mình hơn. Khi có các triệu chứng khác thường như miêu tả ở trên cần đi khám ngay để xác định bệnh tình và điều trị ngay từ khi bệnh mới chớm tránh những đáng tiếc về sau.
Người bị ung thư thực quản thường khó khăn trong việc ăn uống chính vì thế mà chúng càng phải tích cực bổ sung chất dinh dưỡng bằng việc ăn những thức ăn dễ nuốt, mềm để có sức chống chọi lại bệnh tật và theo kịp những phương pháp điều trị của bác sĩ. Thêm nữa, bệnh nhân cần có cho mình tâm lý lạc quan, vui tươi, không lo lắng sợ hãi, suy nghĩ tích cực và tuân thủ những pháp đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Khi tâm lý tự tin, sự bi quan được cởi bỏ thì bạn cũng đang tự tăng thêm tiên lượng sống cho mình. Càng ủ rũ, càng tiêu cực thì tình trạng bệnh của bạn càng xấu và khả năng chiến thắng bệnh tật thấp. Chúc bạn sẽ điều trị thật tốt để vượt qua bệnh tật sớm hòa nhập lại với cuộc sống và công việc.
Để lại một bình luận