Ngoài ung thư cổ tử cung thì ung thư buồng trứng là một trong những bệnh khá phổ biến ở nữ giới. Đây cũng là bệnh khá nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng cũng như khả năng sinh sản của nữ giới nếu không được chữa trị ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh. Câu hỏi: ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Không những giải đáp cho mọi người thắc mắc ở trên mà bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin rất cần thiết như: nguyên nhân ung thư buồng trứng, biểu hiện của ung thư buồng trắng và cách điều trị qua các giai đoạn. Đừng bỏ lỡ bài viết nhé vì biết đâu đây là những kiến thức bổ ích giúp bạn phòng tránh được căn bệnh ung thư quái ác này!
ung thư buồn trứng có chữa khỏi không
Ung thư buồng trứng nguyên nhân do đâu?
Căn bệnh về đường sinh dục nữ này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khá phức tạp. Dưới đây là 5 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ung thư nguy hiểm của phụ nữ.
- Bạn hoàn toàn làm tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng nếu bạn sử dụng các loại thuốc kích trứng (thuốc kích thích phóng noãn) hay sử dụng hoocmon thay thế để điều trị sau khi mãn kinh.
- Nếu trong gia đình bạn có mẹ, chị gái, em gái đã có tiền sử mắc ung thư buồng trứng thì nguy cơ cao bạn sẽ bị ung thư buồng trứng cao hơn những người bình thường. Vì thế nếu người nhà bạn bị thì bạn cũng nên đi khám ngay nhé (lưu ý chỉ người có quan hệ huyết thống bậc 1).
- Phụ nữ tiếp xúc với bột talc qua bao cao su hoặc giấy vệ sinh có tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Tỷ lệ ung thư buồng trứng cao ở những người có tiền căn dùng phấn thơm ở vùng sinh dục hơn những người không sử dụng.
- Yếu tố tuổi tác cũng được xem là nguyên do gây nên ung thư buồng trứng, theo thống kê của bộ y tế, tỉ lệ nữ giới ở độ tuổi 50 mắc ung thư buồng trứng khá cao, và cao nhất là những bệnh nhân ở độ tuổi 60.
- Những phụ nữ chưa từng sinh con có nguy cơ cao hơn so với những phụ nữ đã sinh con. Trên thực tế, sinh càng nhiều con thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng giảm.
Ngoài ra, ung thư buồng trứng cũng có thể do chế độ dinh dưỡng không tốt, ăn quá nhiều món ăn dầu mỡ.
Những biểu hiện cho thấy bạn đang bị ung thư buồng trứng
Lắng nghe cơ thể của mình là cách tốt nhất để bạn tự “chuẩn đoán” xem mình có bị ung thư buồng trứng hay không? Dưới đây là một vài biểu hiện đáng lưu tâm.
- Thường xuyên đau lưng
Đau lưng có thể là triệu chứng của một vài bệnh liên quan tới xương khớp, đau lưng do ngồi nhiều làm việc vất vả. Nhưng nếu bạn không gặp phải các vấn đề trên thì cũng không loại trừ khả năng đau lưng thường xuyên là báo hiệu của tình trạng ung thư buồng trứng ở nữ giới.
- Đau bụng dưới hoặc đau vùng xương chậu
Bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay, hãy đến để bác sĩ khám cho bạn nếu bạn đang gặp tình trạng đau phần bụng dưới hoặc thấy nặng nề ở vùng xương chậu hàng ngày nhé! Đây là một biểu hiện khá nguy hiểm, rất nhiều người chủ quan không đi khám nghĩ mình bị đau dạ dày sau đó chữa không đúng bệnh khiến cơn đau ngày càng dữ dội hơn và kết quả khi đi siêu âm hoàn chỉnh thì mới biết mình bị ung thư buồng trứng.
- Chu kỳ “đèn đỏ” bị rối loạn
Tỷ lệ người mắc ung thư buồng trứng là từ 50 tuổi trở lên tức là sau thời kì mãn kinh. Nói như vậy không có nghĩa là những người còn có chu kì kinh nguyệt thì không bị ung thư buồng trứng.
Nếu bạn thấy chu trình hành kinh khác thường, không ổn định thì tốt hơn hết hãy đi khám bác sỹ vì biết đâu có những mầm mống tế bào ung thư đang “lục đục” nảy nở trong buồng trứng của bạn.
- Cơ thể mệt mỏi
Cùng với khó thở, buồn nôn và mất cảm giác ngon miệng, mệt mỏi cùng cực là một trong những triệu chứng có thể nhìn thấy với bệnh nhân ung thư ở giai đoạn tiến triển.
- Ăn nhanh thấy no
Đừng bỏ qua biểu hiện đáng nghi này vì nó có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng
- Đau khi quan hệ tình dục
Đau khi giao hợp có thể là một cảnh báo khẩn cấp rằng bạn đang trong giai đoạn sớm của ung thư buồng trứng. Nó liên quan đến cơn đau và áp lực vùng xương chậu, nhu cầu đi tiểu gấp và thường xuyên hơn. Cho dù việc đau đớn khi quan hệ cảnh báo điều gì, cách tốt nhất là hãy báo cho bác sỹ về các triệu chứng của bạn càng nhanh càng tốt.
- Cảm giác buồn nôn, nôn, đau bụng, giảm cân
Ung thư buồng trứng có thể gây tắc nghẽn ruột, gây buồn nôn, đau bụng và giảm cân.
- Các triệu chứng khác
Ung thư buồng trứng có thể đến từ những nguyên do như: đầy hơi, chướng bụng, lông – tóc phát triển thô và đen, táo bón thường xuyên.
ung thư buồn trứng có chữa khỏi không
Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?
Bây giờ là lúc giải đáp thắc mắc lớn nhất của bài: Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?
Bệnh ung thư nói chung càng được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Đặc biệt với bệnh ung thư buồng trứng nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu tỉ lệ điều trị thành công được ghi nhận là 94%.
Cũng như các bệnh ung thư khác, tiên lượng bệnh ung thư buồng trứng ở người trẻ tuổi cao hơn những phụ nữ trên 65 tuổi. Lý giải nguyên nhân trên các bác sỹ cho biết những người trẻ có sức khỏe tổng quát tốt hơn, đáp ứng điều trị tốt hơn, phát hiện bệnh sớm hơn…
Theo thống kế, tỉ lệ sống trên 5 năm với bệnh nhân trong độ tuổi 15- 39 tuổi là 87%, trong khi đó những bệnh nhân trên 80 tuổi có tỉ lệ sống trên 5 năm chỉ đạt 16%.
Yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sống của bệnh nhân là giai đoạn của bệnh lúc chẩn đoán. Tỉ lệ bệnh nhân được chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm đạt hơn 90%, tuy nhiên nếu phát hiện ở giai đoạn muộn tỉ lệ sống chỉ đạt 10%. Mắc dù vậy, chỉ khoảng 30% bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Các bác sỹ cho biết phát hiện sớm giúp hạn chế tình trạng bệnh di căn, nâng cao hiệu quả điều trị và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Có 3 phương pháp phổ biến điều trị ung thư buồng trứng hiện nay
Một là phẫu thuật: Các bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ hết các khối u, tiêu diệt nhiều nhất có thể các tế bào ung thư kết hợp với phương pháp hóa trị và xạ trị
ung thư buồn trứng có chữa khỏi không
Phương pháp hóa trị: Sau phẫu thuật, sẽ có những tế bào ung thư còn sót lại. Nhiệm vụ của phương pháp hóa trị chính là tiêu diệt nốt những tế bào ung thư còn lại và những tế bào đang lây lan.
Hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư được tiêm vào tĩnh mạch. Một số khác tồn tại dưới dạng viên nén để uống. Hóa trị liệu có thể thực hiện bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào ổ bụng qua một ống thông.
Liệu pháp hóa trị mang lại hiệu quả rõ rệt nhưng tác dụng phụ của nó đối với cơ thể người bệnh là không hề ít: buồn nôn và nôn, chán ăn, ỉa chảy, mệt mỏi, tê và cảm giác kim châm ở bàn tay bàn chân, đau đầu, rụng tóc, xạm da và móng.
Phương pháp xạ trị: Nếu bạn hỏi ung thư buồng trứng có chữa khỏi không? thì người ta thường xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Việc sử dụng tia năng lượng cao để loại bỏ tế bào ung thư cũng sẽ ảnh hưởng tới các tế bào bình thường khác và cũng mang đến những biến chứng không mong muốn cho người bệnh. Tuy có những tác dụng phụ nhưng không thể phủ nhận sự hiệu quả của các phương pháp này!
Để lại một bình luận