Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

posted in: Cẩm Nang Sức Khỏe | 0

Một trong các loại bệnh ung thư vùng miệng và xung quanh miệng thì ung thư lưỡi là một căn bệnh khá nguy hiểm. Độ tuổi mắc bệnh ung thư lưỡi thường ở tuổi 50 trở lên tuy nhiên căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa, tức là những người ở độ tuổi dưới 50 rất dễ mắc. Ung thư lưỡi khá khó để phát hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. Nam giới khi mắc ung thư lưỡi đều có chung thắc mắc đó là: ung thư lưỡi có chữa khỏi được không? Các giai đoạn của ung thư lưỡi? Ung thư lưỡi sống được bao lâu? Hay các phương pháp chữa trị cho người bị ung thư lưỡi. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của các bạn để hiểu rõ hơn về bệnh ung thư lưỡi từ đó có cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Ung thư lưỡi xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Gốc gác của căn bệnh này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên do. Và hầu hết người bị ung thư lưỡi đều do những thói quen sinh hoạt không khoa học hàng ngày.

– Hút thuốc lá là nguyên nhân khiến nam giới bị bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng, bên cạnh đó hút thuốc là cũng được liệt vào danh sách những tác nhân gây nên bệnh ung thư lưỡi. Lưỡi là cơ quan tiếp xúc với đầu lọc của thuốc lá trước khi khói thuốc độc hại đi vào trong phổi thì lưỡi của chúng ta đã nhận không ít những chất không có lợi từ thuốc lá.

– Theo nghiên cứu, trên 70% nam giới bị ung thư lưỡi và một số bệnh ung thư vùng miệng khác là do thói quen sử dụng rượu bia và chất kích thích.

– Những người tiếp xúc với những tia xạ sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi cao hơn là người bình thường.

– Gen di truyền cũng được xem là một trong những nguyên nhân của bệnh ung thư đầu lưỡi. Tỷ lệ người trong gia đình có thành viên bị ung thư lưỡi sẽ cao hơn so với những người bình thường.

– Theo các bác sĩ của bệnh viện tại Hoa Kỳ, trong 100 loại virus HPV thì người ta tìm thấy có những loại gây nên bệnh ung thư lưỡi.

– Cơ thể không được bổ sung đầy đủ vitamin E, vitamin D hay các loại chất xơ từ hoa quả cũng là nguyên do của bệnh ung thư lưỡi.

5 triệu chứng dễ thấy của ung thư lưỡi

Có một điều đáng chú ý khi nói về triệu chứng của ung thư lưỡi đó là những triệu chứng này khá tương đồng với triệu chứng của những bệnh liên quan đến miệng thông thường. Chính vì vậy mà có nhiều người chủ quan mắc ung thư lưỡi mà không hề biết. Hãy cùng điểm xem 5 triệu chứng đó là gì nhé:

  • Đau lưỡi: Đây là biểu hiện đầu tiên mà cơ thể cảm nhận được, đau hơn khi nhai nuốt.
  • Xuất hiện mảng trắng trên bề mặt lưỡi: Các mảng này bám chắc vào da và ngày càng lan rộng. Đồng thời, những chỗ bị dính mảng bám hay bị chảy máu mà không rõ lý do.
  • Đau họng: Nếu bệnh đi đến ung thư sẽ đau họng một thời gian dài.
  • Cảm giác tê lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói bất thường, lưỡi cứng, thậm chí hôi miệng cũng không nên bỏ qua nếu nó xuất hiện đồng thời.

4 giai đoạn của ung thư đầu lưỡi và tiên lượng sống dựa trên từng giai đoạn

Trước khi nói đến việc ung thư lưỡi có chữa khỏi được không thì chúng ta nên tìm hiểu trước các giai đoạn của bệnh ung thư lưỡi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị thành công. Khi bệnh càng được phát hiện sớm, càng điều trị ở các giai đoạn đầu tiên thì khả năng chữa trị triệt để càng cao và ngược lại.

– Giai đoạn 0 còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ (CIS), nhiều bác sĩ gọi giai đoạn này là tiền ung thư. Ung thư không lây lan và người ta quan sát sự xuất hiện của ung thư trong các mô của lưỡi.
– Giai đoạn 1: Ung thư bắt đầu phát triển ở lớp mô của lưỡi và các tế bào sâu bên trong. Ung thư chỉ có kích thước 2 cm, không lây lan đến các mô khác và các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết. Thời gian sống trên 5 năm khi bệnh ở giai đoạn 1 là 56%
– Giai đoạn 2: Các khối u lây lan có kích thước lớn hơn 2 cm và không quá 4 cm. Ung thư vẫn chưa lây lan sang các bộ phận khác hoặc các hạch bạch huyết. Ở giai đoạn 2 người bệnh sống trên 5 năm tỷ lệ là 58.3%

– Giai đoạn 3 có hai khả năng: Hoặc ung thư có kích thước lớn hơn 4 cm và không lây lan đến các hạch bạch huyết. Hoặc nó có kích thước thay đổi và đã lan rộng đến một hạch bạch huyết trong vòng bán kính nhở hơn 3 cm. Ở giai đoạn này tỷ lệ người sống trên 5 năm sẽ là 55.4%

– Giai đoạn 4 chia thành 3 phần.
Giai đoạn 4a là khi ung thư đã lan đến các bộ phận khác của miệng như môi.
Giai đoạn 4b cho thấy ung thư đã lan rộng đến ít nhất 1 hạch bạch huyết lớn hơn 6 cm hoặc ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở cả hai bên cổ.
Giai đoạn 4c có nghĩa là ung thư đã lan đến các bộ phận xa xôi khác của cơ thể như phổi.

Tiên lượng ở giai đoạn 4 là thấp nhất chỉ trên 43%.

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Đây chắc chắn là phần mà mọi người khá mong chờ và nóng lòng được giải đáp. Càng ở những giai đoạn đầu của ung thư thì việc chữa trị đều trở nên dễ dàng hơn vì các tế bào ung thư ác tính chưa lây lan và chưa di căn. Không chỉ riêng ung thư lưỡi mà đây là lí thuyết chung khi nói về việc chữa trị các bệnh ung thư nói chung.

Y học phát triển và có 3 phương pháp chữa ung thư lưỡi đó là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Phương pháp phẫu thuật sẽ giành cho những giai đoạn ung thư lưỡi 1 và 2. Khi bệnh tiến triển xa hơn ở những giai đoạn sau thì cần kết hợp cùng với các biện pháp khác như: xạ trị, hóa trị.

Phương pháp xạ trị được ứng dụng phổ biến ở hầu hết các loại ung thư và ung thư đầu lưỡi sẽ không ngoại lệ. Bệnh nhân được xạ trị sau phẫu thuật để quét sạch những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Ngoài ra, xạ trị được sử dụng để tiêu diệt các tế bào di căn ở xương và não để kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh.

Phương pháp thứ ba là phương pháp hóa trị, người bệnh được đưa hóa chất theo đường toàn thân hoặc là đường động mạch lưỡi. Người ta có thể sử dụng một loại hóa chất hoặc kết hợp nhiều loại với nhau.

Hóa chất có thể dùng trước, sau phẫu thuật-xạ trị hoặc hóa chất điều trị triệu chứng. Hóa trị trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm mục đích thu nhỏ khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u cũng như ngừng cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào ác tính.

Như vậy qua bài viết này chắc bạn cũng hiểu được những vấn đề liên quan đến ung thư lưỡi và giải đáp thắc mắc ung thư lưỡi có chữa khỏi được không? Ung thư lưỡi nói riêng và ung thư nói chung đều khiến bệnh nhân rất vất vả, mệt mỏi vì những phương pháp điều trị. Chính vì thế mà người bệnh cần phải có chế độ ăn uống thật tốt để có sức chống trọi bệnh tật và điều trị. Cùng với đó, yếu tố tâm lý là cực kì quan trọng, thay vì lo âu, sợ sệt, bi quan về thời gian sống của mình thì hãy lạc quan, tin tưởng vào bác sĩ, vui tươi để kết quả điều trị trở nên tốt hơn. Tinh thần tích cực thì việc điều trị cũng sẽ có kết quả tích cực hơn giúp bạn kéo dài tuổi thọ hơn những người yếu đuối, gục ngã trước bệnh tật. Hãy năng đi khám sức khỏe định kì để nắm được tình trạng sức khỏe của mình từ đó tiến hành điều trị sớm nhất có thể nếu bị ung thư.

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Optionally add an image (JPEG only)